Ngành điện năng lượng mặt trời thế giới và Việt Nam
Ngành năng lượng thế giới đang chứng kiến một sự thay đổi mang tính lịch sử, đó là sự chuyển đổi sang năng lượng tái tạo – nguồn năng lượng sạch và không bao giờ cạn kiệt. Xếp hạng 10 quốc gia có sản lượng điện mặt trời lớn nhất trên thế giới không chỉ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn với sự phát triển mạnh mẽ của năng lượng tái tạo trong thời điểm hiện nay, mà còn biết được tình trạng hiện tại của từng nước khác để nhận thức được vị thế của bản thân và xem xét kế hoạch, chương trình hoạt động trong tương lai.
Điều đáng ngạc nhiên là trong danh sách này, một số nước như Đức, Nhật Bản hay Italy đều có thứ hạng cao hơn Mỹ dù rằng thua xa về diện tích đất. Điện mặt trời luôn cần một diện tích lớn mặt bằng để lắp đặt, vì thế đối với các nước hạn chế về mặt đất đai nhưng vẫn có công suất điện tái tạo lớn chứng tỏ hoạt động của các nhà máy điện vô cùng hiệu quả.
Tổng công suất điện mặt trời trên toàn thế giới ước tính đạt 177,003 MW, đủ để cung cấp điện cho 29 triệu hộ gia đình. Sau đây là tổng hợp top 10 nước dẫn đầu về lĩnh vực năng lượng mặt trời.
10 Nước dẫn đầu về lĩnh vực Điện năng lượng mặt trời
1 Đức: 38,250 Megawatts
2 Trung Quốc: 28, 330 Megawatts
3 Nhật Bản: 23,409 Megawatts
4 Italy: 18,622 Megawatt
5 Mỹ: 18, 317 Megawatts
6 Pháp: 5,678 Megawatts
7 Australia: 4,130 Megawatts
8 Australia: 4,130 Megawatts
9 Bỉ: 3,156 Megawatts
10 Nam Triều Tiên: 2,398 Megawatts
Theo Cục Quản lý Năng lượng quốc gia Trung Quốc (NEA), năm 2016, nguồn điện mặt trời của nước này đã đạt 77,42 GW, tăng gần gấp đôi năm 2015, đưa Trung Quốc trở thành nước đứng đầu thế giới về nguồn năng lượng này. Tuy nhiên, điện mặt trời chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn 1% trong tổng công suất điện năng của Trung Quốc. NEA dự định tăng thêm khoảng 110 GW. Trong đó, vai trò của khoa học – công nghệ mang tính quyết định. Đây là kết quả của sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía Chính phủ khi cung cấp những khoản vay giá rẻ cho các công ty lớn sản xuất điện mặt trời, đồng thời là giải pháp để Trung Quốc giải quyết vấn đề chất lượng không khí.
Cùng với Trung Quốc, Nhật Bản đang nâng cao năng lực phát triển ngành công nghiệp điện mặt trời một cách sáng tạo. Năm 2013, Nhật Bản bắt đầu khai thác nguồn năng lượng này với nhà máy điện mặt trời khổng lồ được xây dựng trên biển, sản xuất đủ điện cho khoảng 22.000 hộ gia đình. Tới nay, Nhật Bản đã xây dựng thêm hai nhà máy điện mặt trời nổi và có kế hoạch xây dựng thêm một nhà máy nữa. Chính phủ Nhật Bản đã ủng hộ các nghiên cứu khoa học mới trong lĩnh vực điện mặt trời, hỗ trợ tích cực cho ngành năng lượng này phát triển.
Hàn Quốc cũng có chế độ ưu đãi mới cho các nhà sản xuất và tiêu dùng năng lượng tái tạo. Bộ trưởng Năng lượng nước này cho biết, Seoul sẽ thực hiện một hệ thống đấu giá thị trường cạnh tranh đối với các nhà sản xuất điện mặt trời. Nhà phân phối có thể mua điện từ các nhà sản xuất năng lượng tái tạo thông qua đấu thầu và thỏa thuận giá cố định kéo dài 20 năm, giúp các nhà sản xuất năng lượng xanh có lợi nhuận ổn định. Ngoài hệ thống đấu thầu cạnh tranh, Hàn Quốc sẽ mở rộng trợ cấp để hỗ trợ tới 50% chi phí lắp đặt các hệ thống pin năng lượng mặt trời tại các hộ gia đình và trường học.
Tình hình Điện mặt trời tại Việt Nam
Tại nước ta, trong đầu tháng 12 vừa qua, Bộ Công thương đã ra quyết định tăng giá điện lên 6,08%. Việc tăng giá này là cơ sở tất yếu của một quá trình dài bình ổn giá điện để khuyến khích phát triển kinh doanh của Việt Nam. Cũng cần nói thêm là, giá điện Việt Nam vẫn được đánh giá là thấp hơn so với nhiều nước trên Thế giới, và các nước trong khu vực G7. Chính điều này cũng gây cản trở cho việc thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành điện, đặt lên áp lực “kép” đến EVN.
Việc tăng giá khiến vấn đề điều phối giá thành lên các doanh nghiệp trở nên khó khăn, đặc biệt trong những tháng cuối năm, khi cường độ sản xuất và kinh doanh dịch vụ tương đối lớn. Đứng trước vấn đề tăng giá, điện mặt trời được xem là giải pháp cho nhiều doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí điện năng hàng tháng
Với đặc điểm địa hình, khí hậu, thời tiết nước ta có tiềm năng khá lớn bức xạ mặt trời, ước tính tiềm năng kỹ thuật có thể phát triển điện mặt trời ở Việt Nam có thể lên tới gần 340.000 MWp.
Với chính sách của Nhà nước khuyến khích phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo, rất nhiều dự án nguồn điện mặt trời đã được triển khai đầu tư xây dựng. Trong đó, điện mặt trời áp mái là một hình thức mới, ưu việt, có thể phát triển vượt bậc trong tương lai.
Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có tiềm năng đáng kể về năng lượng mặt trời. Các số liệu khảo sát về lượng bức xạ mặt trời cho thấy, các địa phương ở phía Bắc bình quân 1.800-2.100 giờ nắng/năm, còn các tỉnh ở phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào) bình quân 2.000-2.600 giờ nắng/năm.
Bên cạnh đó là khó khăn trong việc thay đổi lắp đặt đồng bộ công tơ điện 2 chiều. EVN đang hoạt động theo cơ chế độc lập, nên việc phân bổ xuống các EVN địa phương cũng sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố về mặt thời gian, kỹ thuật triển khai. Do đó, việc đòi hỏi các bên cùng thực hiện đồng bộ với một chính sách chưa có tiền lệ trước đây sẽ phải chấp nhận mất nhiều thời gian.
Thứ hai là về mặt nhận thức thị trường, thông tin về thị trường chưa nhiều, đa số người quan tâm thì lại tỏ ra lo ngại khi một hệ thống điện mặt trời có thời gian khấu hao khá dài từ 25-30 năm.
Điều gì xảy ra nếu doanh nghiệp cung cấp hệ thống phá sản trước thời gian đó, trong khi dịch vụ sửa chữa hệ thống, thiết bị phụ trợ thay thế hệ thống không phổ biến như các ngành khác. Đầu tư một số tiền lớn ban đầu cho những hiệu quả, lợi ích có được trong tương lai khiến nhiều người vẫn chưa tỏ ra thực sự tin tưởng.
Để nhằm khắc phục hạn chế những khó khăn trên, việc chọn lựa 1 đơn vị, công ty lắp đặt uy tín cũng được xem là 1 trong những giải pháp an toàn và hiệu quả
SOLAR TEK tự hào là 1 trong những công ty có uy tín và chất lượng tốt nhất trong những công ty uy tín hiện nay. SOLAR TEK luôn chăm sóc khách hàng tận tâm, tư vấn nhiệt tình
Quý KHÁCH HÀNG có nhu cầu tư vấn, lắp đặt liên hệ ngay với chúng tôi: